Google search hoạt động như thế nào? Đối với nhiều người, đây sẽ là tin khá cũ. Nhưng đối với tất cả những người mới làm SEO, hiểu biết về Google có thể giúp bạn có được chiến lược SEO hiệu quả. Việc tìm kiếm trên web giống như tìm kiếm trong một cuốn sách rất lớn có chỉ mục. Khi thực hiện tìm kiếm, Google kiểm tra chỉ mục nhằm xác định kết quả phù hợp nhất để hiển thị.

Google search hoạt động như thế nào

(Google search hoạt động như thế nào?)

Google sử dụng trình thu thập dữ liệu (Googlebot) để lần theo các liên kết từ trang web này sang trang khác. Việc xử lý của Google theo một quy trình nhất định, về cơ bản gồm các bước sau:

  1. Thu thập dữ liệu – Crawling.
  2. Lập chỉ mục – Indexing.
  3. Xếp hạng – Ranking.

Thu thập dữ liệu

Trình thu thập dữ liệu của Google lần theo các liên kết trên web, nó “lục lọi” internet 24/7 và lưu phiên bản HTML của tất cả các trang trong một cơ sở dữ liệu khổng lồ, được gọi là chỉ mục. Chỉ mục này được cập nhật nếu nó phát hiện ra những trang mới hoặc những trang được sửa đổi. Việc cập chỉ mục nhật sẽ lưu phiên bản mới của trang web. Tùy thuộc vào lưu lượng truy cập và mức độ thay đổi trên trang web mà trình thu thập dữ liệu của Google sẽ “ghé thăm” trang web của bạn nhiều hay ít.

Lập chỉ mục

Lập chỉ mục là việc cập nhật thông tin của một trang web vào Cơ sở dữ liệu chỉ mục. Chỉ mục là một cơ sở dữ liệu khổng lồ lưu giữ nhiều yếu tố của một trang web. Chỉ mục được thu thập bởi trình thu thập dữ liệu Googlebot. Cơ sở dữ liệu chỉ mục dùng để lưu trữ và truy xuất dữ liệu khi người dùng nhập một truy vấn tìm kiếm. Trước khi quyết định trang web nào được hiển thị và theo thứ tự xếp hạng nào, Google sẽ áp dụng các thuật toán để xếp hạng các trang web đó.

Thuật toán bí mật của Google

Sau khi lập chỉ mục website của bạn, Google có thể hiển thị nó trong kết quả tìm kiếm. Google cố gắng kết hợp truy vấn tìm kiếm với các trang web mà nó đã lập chỉ mục. Để làm vậy, Google có một thuật toán cụ thể quyết định những trang nào được hiển thị theo thứ tự nào. Thuật toán này hoạt động như thế nào là một điều bí mật. Không ai biết chính xác các yếu tố quyết định thứ tự xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google.

Thuật toán của Google không phải là tĩnh, nó thay đổi thường xuyên. Các yếu tố quyết định thứ tự xếp hạng và tầm quan trọng của các chúng là khác nhau và được thay đổi thường xuyên. Mặc dù thuật toán này là bí mật nhưng Google vẫn cho chúng ta biết những yếu tố quan trọng. Chúng ta không thể biết mức độ quan trọng của các yếu tố xếp hạng này và cũng không biết liệu Google có sử dụng tất cả các yếu tố hay không. Thử nghiệm và thử nghiệm, sẽ cho chúng ta cảm giác tương đối tốt yếu tố nào là quan trọng và những thay đổi trong những yếu tố đó của Google.

Xếp hạng kết quả

Để phục vụ kết quả cho người dùng cuối, Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác phải thực hiện một số bước quan trọng sau:

  1. Phân tích ý định tìm kiếm của người dùng.
  2. Xác định các trang web trong chỉ mục liên quan đến tìm kiếm.
  3. Xếp hạng và trả lại các trang web theo thứ tự liên quan và tầm quan trọng của chúng.

Vậy, sự liên quan và tầm quan trọng có ý nghĩa gì:

  1. Mức độ liên quan: Mức độ liên quan được xem là nội dung trên trang web có phù hợp (liên quan) với mục đích của người tìm kiếm hay không.
  2. Tầm quan trọng: Các trang Web được coi là quan trọng hơn khi chúng được xuất hiện ở những website khác (thường là những Backlink).

Backlink được hiểu như những phiếu bình chọn để tăng độ tin cậy và uy tín của website. Google đánh giá cao những website có nhiều Backlink. Backlink đóng vai trò điều hướng người dùng ghé thăm website của bạn. Tìm hiểu thêm bài Thiết kế website chuẩn SEO

Các công cụ tìm kiếm xếp hạng các trang web theo mức độ liên quan và tầm quan trọng của chúng.

Google đánh giá nội dung như thế nào

Nội dung là một yếu tố của quá trình xếp hạng, công cụ tìm kiếm cần phải hiểu được bản chất nội dung của mỗi trang web. Trong thực tế, Google đánh giá rất cao chất lượng nội dung của mỗi trang web và coi nội dung là một yếu tố quan trọng để xếp hạng. Năm 2016, Google đã xác nhận: nội dung nằm trong top 3 yếu tố xếp hạng hàng đầu cho các trang web.

Để hiểu được trang web nói về vấn đề gì, nhằm mục đích gì, Google phân tích các từ và các cụm từ xuất hiện trên trang. Sau đó nó xây dựng bản đồ dữ liệu được gọi là “Sơ đồ ngữ nghĩa“. Sơ đồ ngữ nghĩa giúp công cụ tìm kiếm xác định mối quan hệ giữa các khái niệm trên trang web.

Công cụ tìm kiếm xây dựng một sơ đồ ngữ nghĩa để hiểu và đánh giá nội dung trang web.

Ngoài việc xây dựng nội dung có ý nghĩa, còn cần phải xây dựng các phần tử khác trên trang để trình thu thập dữ liệu hiểu được trang web nhằm mục đích gì. Các phần tử này bao gồm:

  • Dữ liệu meta của trang web: Bao gồm thẻ tiêu đề và thẻ mô tả meta, các thẻ này xuất hiện trong mã HTML. Mặc dù người truy cập bình thường không đọc được nội dung các thẻ này nhưng chúng lại là tiêu đề và mô tả của trang web trong kết quả tìm kiếm. Các thẻ này phải được duy trì bởi chủ sở hữu trang web.
  • Các thuộc tính alt:  Alt là thuộc tính chứa văn bản dùng để mô tả ảnh đăng tải trên trang web. Vì công cụ tìm kiếm không hiểu được hình ảnh chứa nội dung gì, nhưng thông qua thuộc tính thuộc tính Alt nó sẽ hiểu được ảnh chứa hàm ý gì. Các hình ảnh trên trang web cần phải được tối ưu với các thuộc tính Alt. Xem thêm bài Tối ưu thuộc tính Alt cho ảnh.

Các yếu tố khác mà các công cụ tìm kiếm không thể hiểu, bao gồm:

  • Các tệp Flash: Google đã cho biết rằng nó có thể trích xuất một số thông tin từ các tệp Adobe Flash nhưng rất khó vì Flash là một hình ảnh. Khi các nhà thiết kế web sử dụng Flash, họ thường không chèn văn bản để chú thích Flash đó là gì. Nhiều nhà thiết kế web đã chuyển sang HTML5 thay thế cho Adobe Flash. HTML5 thân thiện với công cụ tìm kiếm hơn Flash.
  • Âm thanh và video: Cũng giống như hình ảnh, công cụ tìm kiếm khó hiểu về âm thanh hoặc video mà không có chú thích. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ, các công cụ tìm kiếm có thể trích xuất dữ liệu trong các thẻ ID3 trong các tệp Mp3…
  • Nội dung chứa trong chương trình: Google khó hiểu nội dung được hiển thị bằng AJAX hoặc JavaScript. Google đã công bố rằng đến nay công cụ tìm kiếm của họ đã hiểu được nội dung trang web được hiển thị bằng JavaScript, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
  • iframe: Iframe là một tag HTML có tác dụng hiển thị một trang web trong một trang web khác. Google không coi Iframe là một phần nội dung của trang web, đặc biệt với việc sử dụng Iframe để hiển thị nội dung của website khác.

Lời kết

Google search hoạt động như thế nào? Trên đây là những nguyên tắc cơ bản của việc thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng… của Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác. Nắm được những nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp bạn cải thiện tốt hơn các trang web mình, để chúng thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Mặt khác, hiểu được Google search hoạt động như thế nào sẽ giúp bạn có được kiến thức cơ bản để phục vụ cho chiến lược SEO hiệu quả, lâu dài.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
0962 692 889
[email protected], [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

9  +  1  =