Thiết kế website chuẩn SEO sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Các công cụ tìm kiếm sinh ra là để phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin, người dùng trên toàn thế giới đang tích cực tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ mà họ cần. Hãy thiết kế website của bạn chuẩn SEO để website dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm (SERPs).
Thiết kế website chuẩn SEO là gì
Các công cụ tìm kiếm xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá, xếp hạng website, thiết kế website chuẩn SEO là cách thiết kế đáp ứng được các tiêu chuẩn đó. Hay nói cách khác, thiết kế website chuẩn SEO là các thủ thuật để tạo ra các trang web có tính thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Website càng đáp ứng được nhiều các tiêu chuẩn của công cụ tìm kiếm thì càng được đánh giá cao, khả năng lên trên TOP sẽ cao hơn.

(Hình ảnh chức năng tối ưu công cụ tìm kiếm)
Các yếu tố để thiết kế website chuẩn SEO
1. Page Title – Thẻ tiêu đề trang
Khai báo thẻ Page Title của trang phải ngắn gọn, súc tích, duy nhất trong toàn bộ website. Các công cụ tìm kiếm đánh giá rất cao thẻ Page Title vì nó là những gì súc tích, hàm chứa nhất của website. Thẻ Page Title ít nhất 35 ký tự và nhiều nhất 65 ký tự (bao gồm cả khoảng trắng).
2. Description – Thẻ mô tả
Là nội dung tóm tắt của trang web xuất hiện trên đường link và bên dưới tiêu đề trang trong phần kết quả tìm kiếm. Nội dung thẻ mô tả phải ngắn gọn, súc tích và có liên quan đến nội dung của trang web. Nội dung của thẻ mô tả phải được viết khác nhau cho mỗi trang và không quá 160 ký tự (mặc dù Google gần đây đã được thử nghiệm đoạn dài hơn).
3. URL – Đường dẫn liên kết
Cần xây dựng các URL tĩnh, dễ nhớ với người dùng và thân thiện với cụ tìm kiếm. URL không nên có các ký tự đặc biệt (%, $, ~,…), không nên quá dài. URL thân thiện với SEO chỉ nên để tối đa 3 mức ví dụ thietkewebviet.com.vn/mức1/mức2/mức3/.
4. Keyword – Từ khóa
Từ khóa phải được xuất hiện trong thẻ tiêu đề, thẻ mô tả và nội dung chi tiết của trang. Trong nội dung chi tiết của trang từ khóa nên xuất hiện vài lần trong các sub heading (h1,h2,h3…). Không nên lạm dụng, nhồi nhét từ khóa.
5. Breadcumbs – Thanh điều hướng
Breadcrumbs là một tập hợp các đường link phân cấp của website và thường xuất hiện phía trên của mỗi trang web. Breadcrumbs giúp người dùng dễ dàng nhận ra mình đang đứng ở chuyên mục nào của website. Qua các đường link của Breadcrumbs người dùng dễ dàng quay trở lại chuyên mục mẹ hoặc di chuyển đến các chuyên mục khác. Google đánh giá rất cao website có sử dụng Breadcumbs.
6. Tối ưu giao diện cho mọi loại thiết bị (Responsive web design)
Google đánh giá rất cao website được thiết kế responsive như đã trình bày chi tiết trong bài Thiết kế website chuẩn Mobile
7. Tạo trang thông báo lỗi 404 (Error 404)
Lỗi 404 là lỗi thường gặp khi liên kết của website bị gãy. Liên kết gãy là liên kết đã bị xóa đi hoặc không tồn tại nhưng vẫn được đính kèm trong nội dung trang web. Nếu người dùng truy cập vào những liên kết gãy thì nhận được thông báo lỗi 404 NOT FOUND. Lỗi này rất phản cảm với người truy cập, nếu gặp phải có thể họ sẽ dời website của bạn. Mặt khác, khi các công cụ tìm kiếm gặp phải lỗi 404 thì quá trình crawl nội dung website của bạn sẽ bị chậm lại. Cách khắc phục là cần phải tạo một trang báo lỗi 404 thân thiện cho cả máy tìm kiếm và người truy cập.
8. XML Sitemap
XML Sitemap là một tập tin chứa toàn bộ liên kết của website (được hiểu như là sơ đồ của website). Sau khi hoàn thiện website cần tạo file sitemap.xml và gửi lên Google Webmasters Tool. Công việc này giúp Google thu thập thông tin website hiệu quả và nhanh chóng.
9. Tạo file robots.txt
Robots.txt là một tập tin đặc biệt chứa văn bản được đặt trong thư mục root của website. Robots.txt có tác dụng cho phép hay không các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục (index) một khu vực nào đó của website. Robots.txt là một công cụ hữu hiệu làm tăng tốc độ lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm.
10. Tối ưu thuộc tính alt cho ảnh
Alt là thuộc tính chứa văn bản dùng để mô tả ảnh đăng tải trên trang web. Thông qua thuộc tính này công cụ tìm kiếm hiểu được ảnh dùng để minh họa cho chủ đề gì. Trong trường hợp hình ảnh không hiển thị được do đã bị xóa, hoặc do tải chậm…thì nội dung trong thuộc tính alt sẽ hiển thị thay cho biểu tượng thông báo lỗi. Biểu tượng thông báo ảnh bị lỗi rất phảm cảm cho người duyệt web và công cụ tìm kiếm.
11. Tối ưu nội dung
Nội dung bài viết phải chất lượng, hữu ích với đọc giả. Các công cụ tìm kiếm đánh giá rất cao những website có nội dung phong phú, hữu ích và thông tin luôn cập nhật. Nội dung phải dễ đọc, dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc. Không nên viết nội dung liền mạch từ đầu đến cuối mà nên chia thành các đoạn để người đọc dễ hiểu và dễ nắm bắt. Nội dung bài viết ít nhất 300 từ, nhiều hơn càng tốt.
12. Sử dụng các thẻ Heading
Các thẻ Heading dùng để nhấn mạnh nội dung cho chủ đề bài viết. Các thẻ Heading gồm H1, H2, H3, H4, H5, H6. Theo thứ tự này thì tầm quan trọng của các thẻ là giảm dần, thẻ H1 là quan trọng nhất. Thẻ H1 thường dùng để làm nổi bật tiêu đề của bài viết. Các thẻ H2, H3, H4.. dùng làm nổi bật các mục nhỏ (tiêu đề phụ) của bài viết. Các từ khóa chính cũng nên được đặt vào các thẻ Heading, và nhất là thẻ H1. Thông qua các thẻ Heading này công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết được chủ đề của trang web.
13. Chia sẻ bài viết trên các mạng xã hội
Mạng xã hội ngày trở nên vô cùng phổ biến và chiếm số lượng người sử dụng rất lớn trên toàn thế giới. Việc chia sẻ các bài viết lên mạng xã hội giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng và mang lại lượng traffic rất lớn. Qua đó quảng bá được thương hiệu doanh nghiệp một cách rộng rãi.
14. Xây dựng Internal link
Internal link là liên kết từ trang này sang trang khác trong chính website của ban. Internal link chủ yếu được sử dụng cho mục đích điều hướng giúp người đọc truy cập thêm thông tin qua các bài viết hoặc trang liên quan. Internal link không chỉ đóng một phần quan trọng trong điều hướng bên trong website mà còn giúp tăng lượt xem trang và xếp hạng.
15. Xây dựng Back link
Back link là việc trao đổi liên kết tới các website khác có cùng chủ đề. Back link là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật SEO để mang lại lượng traffic lớn. Cần xây dựng Back link với những website có độ tin cậy và có thứ hạng cao. Bởi vì những website này luôn được các công cụ tìm kiếm ghé thăm để index nội dung.
16. Microdata
Microdata là một dạng dữ liệu có cấu trúc (Structured Data). Các cỗ máy tìm kiếm như Google, Bing hay Yahoo sử dụng dữ liệu có cấu trúc để lọc kết quả tìm kiếm, đưa ra những kết quả chính xác và có nghĩa hơn với người dùng. Một lợi ích khác của Microdata là tạo ra các rich snippets để hiển thị thêm thông tin một cách đặc biệt hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.
Microdata cung cấp cho các bot công cụ tìm kiếm nhiều bối cảnh hơn về loại thông tin có sẵn trên trang web và cách trang web thương mại điện tử của bạn nên được lập chỉ mục và xếp hạng. Microdata cũng giúp tạo ra các đoạn trích phong phú, hiển thị nhiều thông tin hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.
Lời kết
Các công cụ tìm kiếm xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá, xếp hạng website. Vì vậy, việc xây dựng website tối ưu công cụ tìm kiếm là hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có website thì ngay bây giờ bạn hãy nghĩ đến việc xây dựng một website với thiết kế tối ưu công cụ tìm kiếm để.hình ảnh doanh nghiệp của bạn được quảng bá rộng rãi.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
0962 692 889
[email protected]